I. Tình hình chung
Tỉnh Attapu nằm tại Miền Nam nước CHDCND Lào có đường kết nối với tỉnh Chăm pa sắc và tỉnh Xê Kong, phía Đông giáp với tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Phía Nam giáp với tỉnh Strung Treng và tỉnh Rặttanakiri, Vương quốc Cam pu chia. Địa hình của tỉnh chia thành khu vực như sau : Khu vực núi cao 690.000 ha, có độ cao 800-1.500m so với mực nước biển; Khu vực đồi núi 120.000 ha, có độ cao 300-1.000m so với mực nước biển; Khu vực đồng bằng 222.000 ha, có độ cao 78-300m so với mực nước biển, Độ cao trung bình khoảng 800 – 1.200m, so với mực nước biển; Khu vực thấp nhất là 78m tại huyện Sạ Nảm Xay và khu vực cao nhất là 1.500m tại huyện Xan Xay. Tỉnh Attapu có 5 huyện gồm 141 bản, tổng dân số 162.276 người, nữ 81.538 người (năm 2022).
Tỉnh Attapu có tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 là 4,86%; thu nhập đầu người đạt 1.624 USD. Về cơ cấu kinh tế: Ngành nông nghiệp chiếm 28,83%; Ngành công nghiệp chiếm 37,49 %; Ngành dịch vụ chiếm 39,67%. Giá trị xuất khẩu đạt 157,95 triệu USD. Giá trị nhập khẩu đạt 7,95 triệu USD. Lao động trong độ tuổi 14-60 tuổi, có 82.343 người chiếm 54,2%, Tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp là 37.332 người chiếm 65%, ngành công nghiệp có 7.466 người chiếm 13% và ngành dịch vụ là 12.636 người chiếm 22%.
II. Thế mạnh đầu tư của tỉnh Attapu
1. Lĩnh vực nông – lâm nghiệp (trồng cây nông nghiệp xuất khẩu): Tỉnh Attapu có tổng diện tích sản xuất nông nghiệp là 109.844 ha, là một trong 7 vùng đồng bằng lớn của Lào, với nhiệt độ trung bình từ 18-32 độ, với lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200-2.500 milimét. Điều kiện khí hậu, địa hình của tỉnh phù hợp cho chăn nuôi và trồng trọt thành hàng hóa như: hơn 23.000 ha trồng lúa , cây công nghiệp như cà phê, ngô, các loại đỗ, cây ăn quả và các loại cây khác. Hiện nay, tỉnh đã xác định cây lúa, cây mía, cây sắn là cây trồng ưu tiên của tỉnh và đang có chiến lược phát triển theo hướng tập trung. Toàn tỉnh có hơn 285.145 ha đất có thể sử dụng để trồng cây lương thực, cây công nghiệp, gỗ công nghiệp và chăn nuôi.
2. Lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản và đầu tư phát triển trang trại công nghiệp, Km 18B: Toàn tỉnh Attapu đã trồng 15.366,60 ha cao su, hầu hết các cây cao su đã đủ tuổi lấy mủ. Hiện có 1 nhà máy chế biến mủ cao su thành phẩm (nhà máy lớn) của Công ty Hoàng Anh Gia Lai tại huyện Xay Sệt Thả. Các mặt hàng xuất khẩu chính là: điện, đá cẩm thạch, cao su, đường, chuối, thanh long, bò thịt, sắn và các loại lâm sản khác. Hiện tại tỉnh Attapeu đã xác định được chiến lược và quy hoạch phát triển khu công nghiệp chế biến của tỉnh (Khu Km 8B, có diện tích 580 ha, thuộc huyện Xay Sệt Thả). Khu kinh tế công nghiệp này sẽ nhận được nhiều chính sách, ưu đãi có hiệu quả tốt, khuyến khích nhà đầu tư đầu tư bằng cách miễn thuế lợi tức, có chính sách giảm tiền thuê đất, nhượng đất theo quy định và pháp luật. Đã phê duyệt diện tích đất xây dựng nhà máy xí nghiệp cho tư nhân trong và ngoài nước với tổng diện tích khoảng 120 ha, còn lại 460 ha để thu hút các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước vào phát triển thêm tại khu vực nói trên.
3. Thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch đã được khảo sát và xác định phạm vi ban đầu yêu cầu nhà đầu tư vào phát triển trong các hoạt động sau:
Hóa thạch, có diện tích 36 ha, thuộc khu vực bản Hạt Xăn, huyện Xay Sệt Thả; Nong Pha, có diện tích 213 ha, thuộc bản Kay Ốc, huyện Xan Xay; Đồng Kay Ốc, có diện tích 213 ha đất, thuộc bản Kay Ốc, huyện Xan Xay; Thác Kong Đinh, có diện tích 44 ha, thuộc bản Khăm Vông Sả, huyện Phu Vông; Công viên và quảng trường Chùa Úp Mung, có diện tích 21.891 ha, thuộc bản Sekaman, huyện Sả Mắc Khi Xay; Chùa Phu Sảm Sạu, Keng Pha Phong, có diện tích 190 ha, thuộc bản Hạt Xăn, huyện Xay Sệt Thả; Dong Ho, có diện tích 14,75 ha, thuộc bản Vắt Luổng, huyện Xaysetha; Di tích Ma Lăk Ông Kan, có diện tích 1 ha, thuộc khu vực bản Xay Sỉ, huyện Xay Sệt Thả; Dự án đang khảo sát và thiết kế phát triển khu vực Núi Sạ Phong để trở thành khu du lịch, phát triển kinh tế và sân golf với 16 dự án đầu tư có diện tích khoảng 246,29 ha tại khu vực bản Sỉ Vi Lay, huyện Sả Măk Khi Xay.
4. Lĩnh vực dịch vụ quá cảnh liên kết giữa các tỉnh phía Nam và các nước
Tỉnh Attapu nằm ở trung tâm của khu tam giác phát triển kinh tế (CLV), có Quốc lộ 18B nối Campuchia-Lào-Việt Nam, là tuyến giao thông đi lại, nối liền 4 tỉnh Nam Lào với Việt Nam và Campuchia, đã tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hóa quá cảnh trong nước và quốc tế. Kết quả thấy được là giao thương với Việt Nam ngày càng tăng và phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, còn có kế hoạch xây dựng và phát triển tuyến đường đạt tiêu chuẩn nối Lào – Campuchia (thuộc tỉnh Rattanakiri), đưa giao thương giữa Lào và Campuchia ngày càng phát triển trong thời gian sắp tới. Hiện tại tỉnh Attapu có 1 cửa khẩu quốc tế là: (Cửa khẩu Phu Cưa – Bờ Y) giáp với Việt Nam và 2 cửa khẩu phụ giáp với Campuchia (1) huyện Phu Vông và (2) huyện Sạ Nảm Xay. Hiện tại đã có dịch vụ trao đổi hàng hóa xuất khẩu tại khu vực cửa khẩu quốc tế Phu Cưa.
5. Việc đầu tư phát triển khu kinh tế hiện đại tam giác kinh tế (CLV) tại cửa khẩu quốc tế Phu Cưa, huyện Phu vông:
Chính phủ và Chính quyền tỉnh Attapu đã ký MOU để nghiên cứu tính khả thi của việc thiết kế và phát triển một thành phố hiện đại ở biên giới tam giác kinh tế (CLV) với trọng tâm là du lịch và hệ thống dịch vụ cửa khẩu, v.v. trên tổng diện tích đất 150 ha và 350-500 ha đất dự trữ, bao gồm 34 họat động/dự án với tổng giá trị ước tính là 1.330.755.650 USD để thu hút các nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước cùng phát triển khu vực nói trên./.